Màng BOPP có khả năng chống thấm khí và chống nước; không mùi, không độc hại, thân thiện với môi trường. Do đó, được ứng dụng vào công nghệ sản xuất túi và màng bọc thực phẩm để làm bao bì bánh kẹo, mì gói,… Nếu là màng bóng thì sẽ có bề mặt bóng, trơn nhẵn còn màng mờ sẽ có bề mặt mờ để dấu được các sản phẩm bên trong vừa đảm bảo mục đích bảo vệ sản phẩm vừa có thể in hình ảnh, in chữ, màu sắc được giữ nguyên và làm tăng độ sắc nét cho bản in, làm tăng chất lượng của sản phẩm.
Màng BOPP sử dụng mục đích làm túi đơn: Nghĩa là túi chỉ được cấu tạo bởi mỗi lớp màng BOPP. Sản phẩm có thể được in hoặc không in. Màng dành cho dùng túi đơn ví dụ như túi đựng quần áp sơ mi, túi đựng tăm, túi đựng vàng mã, túi đựng bưu thiếp, các loại túi zipper… Các loại màng này thường có độ dày 25 – 30 – 40 mic
BOPP được sử dụng để làm giấy gói hoa, túi đựng rau củ quả, thực phẩm. Nó đáp ứng được các tiêu chí trong suốt, nhìn thấy các sản phẩm tươi ngon bên trong, có thêm phụ gia chống đọng sương…
BOPP làm túi ghép phức hợp. Với đặc điểm độ co giãn ít, độ dày mỏng rất đồng đều nên màng BOPP được ứng dụng để in bằng công nghệ in ống đồng (Roto Gravure) để in chữ, logo, thương hiệu, hình ảnh lên bề mặt của bao bì rồi ghép với các loại màng khác như Mpet, như MCPP, PE… để tạo ra màng ghép phức hợp đáp ứng mọi tiêu chí về cản ảnh sáng, cản Co2, giữ độ ẩm… Các sản phẩm chúng ta vẫn thường thấy như mỳ tôm, bánh gạo, bánh trung thu, túi cà phê, túi đường …